CHÀM BÀN TAY (HAND DERMATITIS)
1. ĐẠI CƯƠNG
- Chàm bàn tay hay còn gọi là viêm da bàn tay là bệnh thường gặp, tỉ lệ hiện mắc khoảng 4% dân số người lớn.
- Nguyên nhân bệnh sinh rất đa dạng, các tác nhân kích ứng (xà bông, các chất tẩy rửa, hóa chất...) là nguyên nhân thường gặp nhất.
- Đây là bệnh lý liên quan đến các nghề nghiệp: thợ hồ, thợ làm tóc, người giúp việc nhà, nhân viên vệ sinh, công nhân trong các ngành tiếp xúc hóa chất.
- Lâm sàng rất đa dạng: Hồng ban, phù, mụn nước, tróc vảy, nứt da, tăng sừng, loét.
- Điều trị rất khó lành, bệnh thường diễn tiến mạn tính và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
2. NGUYÊN NHÂN BỆNH CHÀM BÀN TAY
2.1. Viêm Da Tiếp Xúc Kích Ứng:
Tiếp xúc với các chất kích ứng lặp đi lặp lại nhiều lần (xà bông, các chất tẩy rửa, hóa chất.). Chưa có xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân, chỉ loại trừ các chất dị ứng bằng patch test.
2.2. Do Viêm Da Cơ Địa:
Bệnh nhân thường có bệnh cảnh của Viêm da cơ địa. Chẩn đoán dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán viêm da cơ địa của Hanifin và Rajka.
2.3. Viêm Da Tiếp Xúc Dị Ứng:
Do phản ứng type IV của miễn dịch qua trung gian tế bào. Các nguyên nhân thường gặp như protein từ thức ăn, nickel sulfate, Neomycin sulfate, nhựa Peru, phức hợp chất tạo mùi (Fragrance mix), vàng, quatemium-15, formaldehyde, bacitracin, và cobalt chloride.Chẩn đoán dựa vào lâm sàng, bệnh sử tiếp xúc các chất dị ứng và patch test.
2.4. Chàm Bàn Tay Do Nhiều Nguyên Nhân:
Kết hợp giữa viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc kích ứng và viêm da tiếp xúc dị ứng.
2.5. Chàm Bàn Tay Không Rõ Nguyên Nhân
3. PHÂN BIỆT VỚI CÁC LOẠI BỆNH KHÁC
- Tổ đĩa: Mụn nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mặt bên các ngón tay.
- Chàm dày sừng bàn tay: Mảng dày sừng lòng bàn tay, tróc vảy, có đường nứt đau, không có mụn nước.
- Viêm da các ngón tay mạn tính: Viêm da các ngón tay tróc vảy, có đường nứt, đôi khi có mụn nước từng đợt.
- Chàm đồng tiền ở bàn tay: Mảng hồng ban hình đồng tiền trên mu bàn tay.
4. PHƯƠNG PHÁP CHĂM SÓC DA KHI BỊ CHÀM
* Vệ sinh tay thường xuyên với chất tẩy rửa dịu nhẹ
* Đeo găng tay khi làm việc nhà
Nên sử dụng găng tay vải để bảo vệ tay khỏi chất bẩn, chất tẩy rửa. Không nên sử dụng găng tay cao su vì gây bí tắc, chảy mồ hôi, gây kích ứng dị ứng da
* Không tắm quá lâu
Khi tắm quá lâu sẽ làm da khô mất nước, nên tắm bằng nước ấm, sau khi tắm cần lau khô và thoa kem dưỡng ẩm ( dưỡng ẩm không mùi)
* Chăm sóc vết nứt trên tay
Nếu chàm làm cho da tay nứt nẻ và chảy máu, hãy thử kỹ thuật ngâm và dưỡng như sau. Ngâm tay trong nước ấm trong vòng 5-10 phút và sau đó để da khô. Bôi thuốc mỡ lên khắp bàn tay và đeo găng tay bông. Thuốc mỡ Glycerin cũng có tác dụng giúp chữa lành da khô, nứt nẻ. Đeo găng tay sau khi bôi thuốc ít nhất 30 phút.
Thực hiện thường xuyên, hai lần một ngày. Nếu không có điều kiện thực hiện liên tục, hãy đảm bảo da tay luôn được dưỡng ẩm thường xuyên.
5. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
Để phòng ngừa bệnh chàm tay cần tìm nguyên nhân gây ra nó và tránh những tác nhân đó. Dưới đây là một vài cách: